Hay khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân bất thường, mờ mắt, nhiễm nấm ở vùng kín, vết thương hở lâu lành… đều là những triệu chứng thường gặp khi lượng đường trong máu cao. Vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, hãy cùng GenVita tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một rối loạn mạn tính, gồm những đặc tính tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa và các biến chứng về thận, thần kinh, tổn thương mắt và các bệnh tim mạch. Đây là một bệnh tiến triển dần dần và kéo dài qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Cách phân biệt các loại bệnh đái tháo đường
Tùy theo từng nguyên nhân, biểu hiện và đối tượng mắc phải mà bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại chính: type 1, type 2 và thai kỳ.
Tiểu đường type 1
Bệnh tiến triển do chứng rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch của cơ thể làm tổn thương các tế bào tuyến tụy gây thiếu hụt insulin và làm tăng lượng đường trong máu. Bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ hay vị thành niên. Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền hoặc ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đường.
Tiểu đường type 2
Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến, chiếm 90- 95%. Bệnh thường gặp ở tuổi trưởng thành, người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do thói quen ăn uống dễ gây béo phì, lạm dụng thức ăn nhanh, thức uống có gas… khiến trẻ em, trẻ vị thành niên cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Tiểu đường type 2 khiến các tế bào tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin, gây tích tụ đường trong máu. Giống như tiểu đường type 1, nguyên nhân gây tiểu đường type 2 cũng có thể do di truyền hoặc ăn uống không lành mạnh gây thừa cân.
Tiểu đường thai kỳ
Chỉ có ở phụ nữ mang thai, gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị như thai nhi phát triển to hơn tuổi, trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2, mẹ có thể bị tiền sản giật... Tuy nhiên, bệnh sẽ biến mất sau khi sinh con.
Để bảo vệ cho mẹ và bé, Genvita khuyên các thai phụ nên thực hiện việc khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhằm giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe của mẹ và thai nhi, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể bắt gặp mỗi ngày
Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu cao so với nhu cầu của cơ thể sẽ dẫn đến những biến chứng một cách từ từ. Nếu người bệnh không điều trị sớm, để các biến chứng trở nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Genvita “chỉ mặt điểm tên” những biến chứng thường gặp nhất nhé!
- Tim mạch: Việc cơ thể bị giảm lượng insulin trong máu sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như xuất hiện các cơn đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
- Thần kinh: Lượng đường tích tụ trong máu có thể gây tổn thương các mao mạch nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân, gây ngứa, tê, rát ở đầu ngón chân hoặc ngón tay. Có thể gây mất cảm giác ở tay chân nếu không được điều trị sớm. Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón cũng là triệu chứng thường gặp khi thần kinh hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Hay rối loạn cương dương là vấn đề nam giới phải đối mặt khi bị tiểu đường.
- Mắt: Các mạch máu của võng mạc bị tổn thương dẫn đến mù lòa hay bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp là những ảnh hưởng nghiêm trọng khi lượng đường trong máu quá cao.
- Thận: Tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc chất thải của thận, dẫn đến suy thận cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
Cách kiểm soát đường huyết ổn định
Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ định, đồng thời thực hiện việc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày nhằm kiểm soát lượng đường trong máu. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, chất béo, uống ít rượu bia, ăn ít trái cây sấy khô… Nên ăn nhiều trái cây ít đường, thịt nạc, cá…
Thực hiện việc kiểm tra đường huyết mỗi ngày tại nhà bằng dụng cụ đo đường huyết và có thể tự tiêm insulin ở nhà 2-3 lần/ ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Thường xuyên chú ý đến những biểu hiện của cơ thể, đặc biệt là vùng mắt, chân, tay, tim mạch… để phòng biến chứng của tiểu đường tiến triển nặng.
Bí quyết kiêng cử đúng khoa học cho người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có lây không?
Theo mách nước của các bác sĩ chuyên khoa với GenVita, bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm nên không hề lây lan. Tuy nhiên bạn phải lưu ý rằng bệnh này có thể di truyền, nghĩa là nếu bạn có người thân bị bệnh này thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, bệnh cũng có liên quan đến yếu tố gia đình, nếu bạn có cùng nếp sống và sinh hoạt, ăn uống với người bệnh tiểu đường thì khả năng mắc bệnh của bạn cũng cao hơn, đặc biệt là với tiểu đường type 2.
Khi bị bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải thực hiện một chế độ ăn uống ít bột đường để tránh bệnh tiến triển và gây biến chứng. Đối với nhiều người, nhất là người trẻ có thể là nỗi ám ảnh khi phải kiêng khem. Để có chế độ ăn hợp lý bạn nên lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ và thăm khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt bạn nên tuân thủ các chỉ định trong điều trị, bởi tuy có thuốc giúp bệnh chậm tiến triển nhưng việc kiểm soát bệnh đái tháo đường cũng như ngăn ngừa biến chứng lại phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của chính bản thân người bệnh.
Chúc bạn Sống Như Ý cùng GenVita!
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Alo Dr. Gen gợi ý cách vệ sinh khử khuẩn tại nhà mùa dịch COVID-19
17/02/2021
Ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân phòng chống dịch COVID-19 thì việc vệ sinh, khử khuẩn tại gia là rất cần thiết để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan...
Bác sĩ Alo Dr. Gen Nguyễn Văn Hưởng hướng dẫn sơ cứu đột quỵ não tại chỗ
11/12/2020
Sơ cứu đột quỵ não tại chỗ đúng cách sẽ giúp giảm quy cơ biến chứng nặng và tăng khả năng phục hồi của người bệnh sau khi điều trị tại các cớ sở y...
Những dấu hiệu giúp bạn nhanh chóng nhận biết một cơn đột quỵ
10/12/2020
Nhận biết sớm một cơn đột quỵ sắp xảy đến sẽ giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng cũng như hệ lụy sức khỏe mà nó gây ra cho chúng ta. Cùng GenVita tìm hiểu 4...
Ăn quá nhanh gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe không ai muốn mắc
30/09/2020
Cuộc sống vội vã đôi khi khiến chúng ta phải ăn quá nhanh để kịp làm việc này, việc khác. Nhưng bạn có nhận ra rằng ăn vội vàng đang làm sức khỏe của...
Thay đổi thói quen ăn nhiều muối để không rước bệnh vào người
29/09/2020
Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, thận, nhưng ăn quá nhạt dẫn đến hạ natri máu cũng nguy hiểm không kém. Muốn biết chế độ ăn...
Sụt cân không rõ nguyên nhân, phải cẩn thận hỏi bác sĩ ngay!
23/09/2020
Sụt cân không rõ nguyên nhân, là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo một số bệnh lý đáng lo ngại hay chỉ đơn giản là tình trạng sức khỏe bất ổn do...
Bình luận ()
Chưa có bình luận nào