Ăn uống là nhu cầu cơ bản của cơ thể để tồn tại và phát triển. Bên cạnh việc tận hưởng đặc ân này, một số người lại gặp vấn đề dung nạp thức ăn cho cơ thể, điển hình là chứng rối loạn ăn uống.
Rối loạn ăn uống là gì?
Rối loạn ăn uống là một chứng bệnh tâm lý. Khi mắc phải, người bệnh thường có xu hướng ăn quá nhiều, bỏ đói bản thân hay có hành vi không lành mạnh tác động lên việc ăn uống cũng như trọng lượng cơ thể. Chế độ ăn uống của người mắc bệnh sẽ khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, chúng có thể làm sức khỏe giảm sút rõ rệt, thậm chí là tử vong. Thêm vào đó, loại bệnh này có xu hướng tồn tại song song với các tình trạng xấu khác như rối loạn lo âu (GAD), lạm dụng chất kích thích, trầm cảm…
Nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn ăn uống là chứng bệnh tâm lý chưa được tìm nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, tương tự như các căn bệnh tâm thần khác, loại bệnh liên quan đến ăn uống này có thể xuất phát từ:
- Yếu tố di truyền: Mang sẵn gen bệnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thêm vào đó, nếu có người thân trong gia đình mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Gặp vấn đề tâm lý, đặc biệt là khía cạnh tình cảm
- Luôn cảm thấy tư ti về cơ thể so với hình mẫu chuẩn của xã hội
Những dạng rối loạn ăn uống thường gặp
Chứng chán ăn uống
Với những ai thừa cân, bạn chắc hẳn sẽ có nỗi lo sợ vô hình về việc ăn uống. Tình trạng sẽ càng tệ hơn nếu bạn từ chối duy trì trọng lương cơ thể khỏe mạnh cũng như có định kiến quá khắt khe với bản thân. Phần lớn người mắc chứng chán ăn uống sẽ từ chối quyết liệt số lượng thức ăn mà họ tiêu thụ, luôn xem mình trong tình trạng thừa cân dù cân nặng đang giảm ở mức báo động. Chứng bệnh này gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe như thiếu máu, tim đập nhanh, suy đa tạng, mất xương, vô sinh, tổn thương não, thậm chí là có nguy cơ tử vong.
Chứng ăn ói
Chứng ăn ói sẽ khiến bạn bổ sung lượng thức ăn quá lớn so với nhu cầu cơ thể dẫn đến tình trạng mất kiểm soát chế độ ăn uống trong một thời điểm. Tuy nhiên, sau khi nạp một lượng lớn thực phẩm, họ sẽ ngay lập tức đào thải chúng ra khỏi cơ thể bằng cách ép ói, dùng thuốc xổ hay nhịn ăn trong thời gian dài… Nguyên nhân của chứng bệnh tâm lý này là việc ám ảnh về ngoại hình dẫn đến hành vi khắt khe với bản thân trong chuyện ăn uống. Nếu không chữa trị kịp thời, người mắc bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, đột quỵ, suy tim.
Chứng cuồng ăn
Tương tự như chứng ăn ói, tình trạng rối loạn này cũng làm người bệnh luôn trong tình trạng mất kiểm soát ăn uống. Điểm khác biệt là người mắc chứng cuồng ăn là sẽ không nhanh chóng loại bỏ thức ăn ra khỏi cơ thể. Chứng cuồng ăn dễ dẫn đến tình trạng thừa cân cũng như các bệnh liên quan đến tim.
Thông thường, người mắc chứng cuồng ăn thường nhìn nhận việc ăn uống của mình như một giải pháp cho tất cả mọi vấn đề. Do đó, họ thường bị cuốn vào vòng tuần hoàn giữa những vấn đề trong cuộc sống và việc ăn uống. Người mắc chứng cuồng ăn rất cần sự động viên và thấu hiểu của người xung quanh để có thể điều chỉnh lại hành vi ăn uống trở về mức bình thường.
Phương pháp điều trị bệnh
Thông thường, các chứng rối loạn ăn uống sẽ được bác sĩ chuyên môn và chuyên gia dinh dưỡng điều trị theo các phương pháp sau đây:
- Điều trị tâm lý: Thay thế thói quen xấu liên quan đến chế độ ăn uống như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp dựa trên gia đình (FBT)
- Điều trị bằng thuốc: Bao gồm các loại thuốc chống lo âu và trầm cảm để làm thuyên giảm chứng rối loạn ăn uống.
- Điều trị tại bệnh viện: Nếu gặp vấn đề nguy hiểm về tính mạng, bạn sẽ nhận được lời khuyên nhập viện để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tâm lý nói chung và rối loạn ăn uống nói riêng thường cảm thấy mặc cảm, tự tin và tội lỗi trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh. Vì thế, trang bị cho mình kiến thức cơ bản về loại bệnh này cũng là cách để bạn tự bảo vệ bảo thân cũng như những người thân xung quanh.
Mời bạn tham khảo thêm thông tin về một số Bệnh Theo Mùa Thường Gặp qua các bài viết dưới đây
- 9 điều cần phải ghi nhớ để phòng bệnh sốt xuất huyết dengue
- Bệnh sốt rét tránh càng xa càng tốt, “gần” là nguy hiểm cận kề
- Bệnh đậu mùa hiểu sao cho đúng, trị sao cho dứt điểm!
- Cách điều trị bệnh thủy đậu - “2 nên và 4 không” cần nhớ để bệnh nhanh khỏi
- Cách phòng vệ bệnh nhiễm khuẩn đường ruột mùa cao điểm
- Ngứa ngáy do dị ứng thời tiết: Bệnh thường gặp - Thuốc dễ tìm
Chúc bạn Sống Như Ý cùng GenVita!
Có thể bạn quan tâm
Sơ cứu khi bị say nắng, sốc nhiệt mùa Hè sao cho hiệu quả? Câu trả lời từ bác sĩ Alo Dr. Gen
12/05/2021
Sơ cứu khi bị say nắng đúng cách sẽ giúp hạn chế những biến chứng không mong muốn, giảm thiểu nguy cơ tử vong.
4 bệnh về tim mạch cần cẩn trọng mùa nắng nóng
27/04/2021
Tỉ lệ người mắc bệnh về tim mạch thường gia tăng khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi thất thường. Chủ động các kiến thức chăm sóc sức khoẻ sẽ...
Chọn kem chống nắng đúng cách tránh "cháy da" ngày nắng
09/04/2021
Tầm quan trọng của việc sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài thì ai cũng biết, nhưng làm thế nào để chọn kem chống nắng phù hợp thì không phải ai...
3 bệnh phổ biến phải cần tới bảo hiểm sức khỏe "gánh vác" chi phí điều trị
02/04/2021
Bạn có từng, đã hay đang bỏ bê sức khỏe của chính mình vì 2 chữ bận rộn không? Công việc, con cái hay bất kỳ lý do nào khác đều có thể được đưa ra để...
Bác sĩ Alo Dr. Gen gợi ý cách vệ sinh khử khuẩn tại nhà mùa dịch COVID-19
17/02/2021
Ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân phòng chống dịch COVID-19 thì việc vệ sinh, khử khuẩn tại gia là rất cần thiết để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan...
Bác sĩ Alo Dr. Gen Nguyễn Văn Hưởng hướng dẫn sơ cứu đột quỵ não tại chỗ
11/12/2020
Sơ cứu đột quỵ não tại chỗ đúng cách sẽ giúp giảm quy cơ biến chứng nặng và tăng khả năng phục hồi của người bệnh sau khi điều trị tại các cớ sở y...
Bình luận ()
Chưa có bình luận nào