Suy tim độ 3 thường kèm theo nhiều triệu chứng ảnh hưởng lớn tới cuộc sống thường nhật nên đây cũng là lúc người bệnh dễ lo lắng, hoảng loạn nếu không hiểu đúng về căn bệnh.
Suy tim là thuật ngữ mô tả tình trạng tim không đủ khả năng thực hiện chức năng bơm máu một cách hiệu quả. Theo hội tim mạch New York (NYHA), mức độ suy tim của bệnh nhân được chia thành 4 mức độ dựa trên khả năng hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng.
Dấu hiệu của suy tim cấp độ 3
Suy tim nhẹ ở mức độ 1-2 thường không có dấu hiệu rõ rệt nên dễ bị xem nhẹ. Một số biểu hiện sớm như khó thở khi làm việc nặng, nhanh mệt, ho về đêm... dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Đến giai đoạn trung bình nặng (mức độ 3) nhiều dấu hiệu rõ ràng khác xuất hiện:
- Luôn cảm thấy khó thở
- Cơ thể phù nề và tăng cân
- Chóng mặt, tức ngực, kiệt sức dần
- Nhịp tim nhanh bất thường (trên 120/phút dù đang nghỉ ngơi)
Bệnh suy tim độ 3 có nguy hiểm không?
Suy tim dù ở cấp độ nào cũng nguy hiểm. Dù cấp độ 1, 2, 3 hay 4 thì người bệnh vẫn luôn phải đối mặt với các biến chứng không mong muốn. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào cấp độ và nguyên nhân gây suy tim, tình hình sức khỏe và bệnh sử. Mức độ 3 đã là mức suy tim trung bình nặng, triệu chứng rõ ràng nên hầu hết mọi người phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Khi phải nhập viện điều trị và chất lượng cuộc sống bị giảm mạnh thì người bệnh càng dễ lo lắng, hoảng loạn. Điều này ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị nên bạn cần bình tĩnh và tìm hiểu kỹ về căn bệnh.
Chứng bệnh này có thể chữa khỏi không?
Suy tim rất khó điều trị dứt điểm nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm vẫn có thể khỏi trong một số trường hợp. Thông thường nếu được kê toa thuốc hợp lý kết hợp với can thiệp nội mạch hoặc đặt thiết bị trợ tim thì người bệnh có thể tiếp tục cuộc sống bình thường trong nhiều năm. Điều cực kỳ quan trọng là phải tránh các nguy cơ khiến bệnh trở nặng như thói quen sống không lành mạnh, công việc căng thẳng, kiểm soát cân nặng...
Cách phòng ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn
Làm thế nào để giữ sức khỏe ổn định khi mắc suy tim độ 3? Đó là tập trung điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lo lắng, hoảng loạn vì đây cũng là nguyên nhân làm tăng áp lực lên tim. Các triệu chứng là nguyên nhân hàng đầu làm bệnh chuyển biến nặng do đó điều trị triệu chứng là việc không thể bỏ qua.
Tuân thủ điều trị
Việc tự ý thay đổi liều lượng, ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ là cực kỳ nguy hiểm. Bạn nên uống theo toa, theo dõi các chỉ số như huyết áp, cân nặng... và đi khám ngay khi gặp dấu hiệu bất thường.
Thay đổi chế độ ăn uống
Người bị suy tim tuyệt đối không được hút thuốc, tránh các chất kích thích như cồn, caffeine, giảm muối trong bữa ăn, tránh các món ăn chế biến sẵn (thường chứa nhiều muối) và món ăn nhiều dầu mỡ. Bạn đừng quên bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như bông cải, dầu olive, cải bó xôi, đậu nành...
Thường xuyên vận động và học cách kiểm soát căng thẳng
Người bệnh suy tim tuy gặp khó khăn trong hoạt động nhưng các bài tập thể dục nhẹ, vừa sức lại là “thuốc bổ” cho tim. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ vận động phù hợp. Ngoài ra, kiểm soát căng thẳng, hạn chế lo lắng cũng là một phần quan trọng giúp tim hoạt động hiệu quả.
Nếu cảm thấy có chút không khỏe bạn nhớ làm việc chậm lại, nghỉ ngơi và lắng nghe cơ thể nhiều hơn nhé. Trường hợp bạn gặp nhiều triệu chứng như trên và nghi ngờ bị suy tim độ 3 thì đừng chần chờ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Mời bạn tìm hiểu thêm một số Căn Bệnh Tim Mạch khác qua các bài viết dưới đây
- Bệnh tim đập nhanh: Nên cảnh giác khi tần suất xuất hiện liên tục
- 7 triệu chứng của bệnh cao huyết áp và giải đáp của Alo Dr. Gen về chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp
- Bệnh suy tim sung huyết từ đâu đến, nguy cơ mắc bệnh cao thế nào?
- Đừng quên khám tim mạch định kỳ để tránh nhiều hậu quả đáng tiếc
- Dấu hiệu suy tim trái rất bình thường nhưng khi tỏ tường biết ngay bệnh nặng
- Ung thư tim, hiếm gặp, khó chẩn đoán, khả năng hồi phục ít
- Hở van tim: Kiếm soát sớm, đón bình an
- Nhồi máu cơ tim đến bất ngờ, không hề báo trước, nên làm gì?
Chúc bạn Sống Như Ý cùng GenVita!
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Alo Dr. Gen Nguyễn Văn Hưởng hướng dẫn sơ cứu đột quỵ não tại chỗ
11/12/2020
Sơ cứu đột quỵ não tại chỗ đúng cách sẽ giúp giảm quy cơ biến chứng nặng và tăng khả năng phục hồi của người bệnh sau khi điều trị tại các cớ sở y...
Những dấu hiệu giúp bạn nhanh chóng nhận biết một cơn đột quỵ
10/12/2020
Nhận biết sớm một cơn đột quỵ sắp xảy đến sẽ giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng cũng như hệ lụy sức khỏe mà nó gây ra cho chúng ta. Cùng GenVita tìm hiểu 4...
Ăn quá nhanh gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe không ai muốn mắc
30/09/2020
Cuộc sống vội vã đôi khi khiến chúng ta phải ăn quá nhanh để kịp làm việc này, việc khác. Nhưng bạn có nhận ra rằng ăn vội vàng đang làm sức khỏe của...
Thay đổi thói quen ăn nhiều muối để không rước bệnh vào người
29/09/2020
Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, thận, nhưng ăn quá nhạt dẫn đến hạ natri máu cũng nguy hiểm không kém. Muốn biết chế độ ăn...
Sụt cân không rõ nguyên nhân, phải cẩn thận hỏi bác sĩ ngay!
23/09/2020
Sụt cân không rõ nguyên nhân, là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo một số bệnh lý đáng lo ngại hay chỉ đơn giản là tình trạng sức khỏe bất ổn do...
Các loại thuốc hạ sốt - Không phải cứ sốt là dùng
16/09/2020
Các loại thuốc hạ sốt có thể mua ở bất kỳ tiệm thuốc Tây nào và có thể tự dùng theo hướng dẫn nhưng sốt vốn là dấu hiệu có lợi đối với cơ thể nên...
Bình luận ()
Chưa có bình luận nào