Da khô sẽ làm cho bạn có cảm giác căng tức khó chịu, cảm thấy mình già nua và kém tự tin trong giao tiếp. Nhất dáng nhì da - dáng xinh dáng đẹp rồi thì phải chăm sóc sao cho làn da khỏe mạnh, mịn màng tươi tắn mới lấy được lòng người đối diện và thành công trong cuộc sống.
Da khô là tình trạng xuất hiện vảy, ngứa, da bị khô tróc vảy. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là chân, tay và vùng bụng. Làn da, nước tóc không chỉ biểu hiện cho vẻ đẹp mà còn đại diện cho tình trạng sức khỏe của bạn, vì vậy, hãy chăm sóc và trả lại độ ẩm để cải thiện tình trạng da, nâng cấp bản thân thêm phần xinh đẹp và tự tin.
Nguyên nhân nào khiến da khô bong tróc?
Thông thường, sẽ có một hàng rào lipid bảo vệ bề mặt da. Một khi hàng rào lipid này bị phá vỡ do một số tác nhân bên ngoài, độ ẩm trên bề mặt da sẽ dễ dàng thoát ra ngoài, đồng thời các chất giữ ẩm cũng mất theo. Khi các nhân tố giữ ẩm tự nhiên bị suy giảm, da không tự giữ được lượng nước cần thiết nên bị khô hơn.
Nếu da khô không được điều trị, bổ sung các nhân tố giữ ẩm, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn như bị căng, ráp, bong tróc vảy. Các lớp da sâu bên dưới cũng sẽ dần bị tổn thương do mạng lưới cung cấp ẩm hoạt động không hiệu quả.
Hầu hết các nguyên nhân gây khô da đều xuất phát từ môi trường bên ngoài, ví dụ như:
- Thời tiết: vào mùa lạnh, nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, da thường khô. Tuy nhiên, ở những nơi nhiệt độ cao, nhưng độ ẩm vẫn thấp, da vẫn có thể bị khô.
- Nhiệt độ: Việc ngồi máy lạnh nhiều, hoặc thường xuyên xông hơi, tắc nước nóng lâu cũng làm phá vỡ hàng rào lipid trên da và khiến da bị khô.
- Xà phòng và các chất tẩy rửa: Xà phòng chứa xút quá nhiều, đậm đặc, hoặc một số sản phẩm tẩy trang, rửa mặt có chứa cồn cũng là nguyên nhân gây khô da.
- Ánh nắng mặt trời với bức xạ tia cực tím có thể xuyên thấu qua lớp da trên cùng và gây hại ở lớp sâu hơn có thể làm cháy da ở nhiều tầng biểu bì, gây khô da nghiêm trọng.
Ngoài ra, da khô còn có thể là biểu hiện của một số bệnh như viêm da cơ địa, vẩy nến, bệnh tiểu đường hoặc do di truyền.
Cách trị da khô sần, bong tróc do thời tiết gây ra
Trong hầu hết các trường hợp, chế độ sinh hoạt khoa học sẽ có hiệu quả trong việc điều trị da khô, chẳng hạn như sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng và tránh tắm lâu bằng nước nóng. Nếu da bị khô tróc vảy, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại kem không cần phải kê đơn có chứa axit lactic hoặc axit lactic và ure.
Đôi khi da khô sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm da, gây đỏ và ngứa. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại kem có chứa hydrocortisone. Nếu da nứt và hở, bác sĩ sẽ dùng gạc ướt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và có phương án điều trị thích hơn cho những tình trạng nghiêm trọng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện tình trạng da khô
Khi bị da khô, da bong tróc, điều trước tiên, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các hóa mỹ phẩm có chất tẩy cao. Đồng thời áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
- Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả mọng nước để bổ sung thêm vitamin.
- Che chắn kĩ lưỡng khi ra đường, dưỡng da ban ngày và ban đêm đầy đủ.
- Tắm mỗi ngày từ 5-10 phút, tránh tắm nước nóng, dùng xà phòng dưỡng ẩm và không chà xát vùng da khô.
- Lau vùng da khô bằng khăn mềm, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, rửa mặt,..Trong một nghiên cứu năm 2018 đã chứng minh, nếu dụng dưỡng chất chiết xuất từ yến mạch sẽ tốt hơn cho da khô trong vấn đề cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi của da.
- Đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho da khô
- Nên dùng máy tạo độ ẩm trong nhà.
Một số mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên dành cho da khô
- Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên da mỗi tối và để qua đêm, sáng ngủ dậy làn da sẽ trở nên ẩm mượt bất ngờ.
- Lòng đỏ trứng và mật ong: Trộn 1 thìa mật ong với 1 lòng đỏ trứng, đánh tơi thoa lên da và rửa sạch bằng nước ấm.
- Bơ và sữa chua: nửa quả bơ trộn chung với 1 muỗng sữa chua không đường, chỉ thoa lên 20 phút, bạn sẽ thấy làn da khô được cải thiện đáng kể.
- Sữa chua, chuối và mật ong: 1 quả chuối tiêu chín + 1 muỗng canh sữa chua không đường + 1 muỗng cà phê mật ong trộn đều, thoa lên da trong 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Để cải thiện tình trạng da khô, bạn cần kết hợp nhiều biện pháp cùng một lúc và có sự kiên trì để giúp làn da cân bằng lại độ ẩm thích hợp.
Mời bạn tham khảo thêm thông tin Những Căn Bệnh Về Da Và Phương Pháp Chăm Sóc Da
- Làm sao để hết mụn bọc và ngừa thâm hiệu quả?
- Ung thư da: Nguy hiểm nhưng vô cùng dễ đề phòng
- Nấm da đầu: Dễ lây lan do thói quen dùng chung đồ
- Cảnh giác với 6 dấu hiệu ung thư da ít ai ngờ tới
- Bệnh dị ứng da: Không nên xem thường dù không phải bệnh quá nguy hiểm
- Cách trị mụn đầu đen triệt để không thâm với hai bước kinh điển
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Alo Dr. Gen Nguyễn Văn Hưởng hướng dẫn sơ cứu đột quỵ não tại chỗ
11/12/2020
Sơ cứu đột quỵ não tại chỗ đúng cách sẽ giúp giảm quy cơ biến chứng nặng và tăng khả năng phục hồi của người bệnh sau khi điều trị tại các cớ sở y...
Những dấu hiệu giúp bạn nhanh chóng nhận biết một cơn đột quỵ
10/12/2020
Nhận biết sớm một cơn đột quỵ sắp xảy đến sẽ giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng cũng như hệ lụy sức khỏe mà nó gây ra cho chúng ta. Cùng GenVita tìm hiểu 4...
Ăn quá nhanh gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe không ai muốn mắc
30/09/2020
Cuộc sống vội vã đôi khi khiến chúng ta phải ăn quá nhanh để kịp làm việc này, việc khác. Nhưng bạn có nhận ra rằng ăn vội vàng đang làm sức khỏe của...
Thay đổi thói quen ăn nhiều muối để không rước bệnh vào người
29/09/2020
Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, thận, nhưng ăn quá nhạt dẫn đến hạ natri máu cũng nguy hiểm không kém. Muốn biết chế độ ăn...
Sụt cân không rõ nguyên nhân, phải cẩn thận hỏi bác sĩ ngay!
23/09/2020
Sụt cân không rõ nguyên nhân, là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo một số bệnh lý đáng lo ngại hay chỉ đơn giản là tình trạng sức khỏe bất ổn do...
Các loại thuốc hạ sốt - Không phải cứ sốt là dùng
16/09/2020
Các loại thuốc hạ sốt có thể mua ở bất kỳ tiệm thuốc Tây nào và có thể tự dùng theo hướng dẫn nhưng sốt vốn là dấu hiệu có lợi đối với cơ thể nên...
Bình luận ()
Chưa có bình luận nào